Odoo là phần mềm quản trị doanh nghiệp uy tín nhất hiện nay với nhiều tính năng và ưu điểm vượt trội. Trong bài viết này, hãy cùng Quảng Cáo An Phong tìm hiểu về phần mềm Odoo và các ứng dụng của phần mềm này trong doanh nghiệp nhé.
Giới thiệu tổng quan về phần mềm Odoo
Odoo là phần mềm giúp doanh nghiệp quản lí nhiều hoạt động khác nhau. Hiện nay có đến hàng triệu doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm Odoo bởi khả năng tùy chỉnh và phát triển các tính năng khác, tích hợp vào phần mềm quản lí của doanh nghiệp.
Ngoài ra, hệ thống Odoo còn có kho apps bao gồm hơn 10.000 module hỗ trợ bao hàm nhiều chức năng khác nhau mà doanh nghiệp có thể cài đặt về tài khoản của công ty, tùy chỉnh các chức năng sao cho thích hợp với doanh nghiệp của mình.
Các tính năng nổi bật của phần mềm Odoo
- Quản lý dữ liệu về khách hàng và đối tác
- Quản lý dữ liệu bán hàng
- Quản lý tài chính
- Quản lý nhân sự
- Quản lý dự án
- Quản lí hoạt động sản xuất và kho bãi
- Thiết kế và tạo Website
- Quản lí sàn thương mại điện tử
Ưu điểm của phần mềm Odoo
- Hỗ trợ sử dụng trên đa nền tảng: Hỗ trợ truy cập bằng nhiều phương thức khác nhau bao gồm PC, di dộng, trình duyệt web.
- Giao diện thân thiện với người dùng: Phần mềm Odoo có thiết kế giao diện đơn giản, dễ sử dụng và tùy chỉnh theo nhu cầu của người dùng.
- Tùy chỉnh linh hoạt: Odoo cho phép người dùng tùy chỉnh hoặc tạo thêm module theo nhu cầu sử dụng.
- Dễ dàng tích hợp nhiều ứng dụng khác: Mang đặc tính open source nên có thể tích hợp bất kỳ phần mềm nào khác giúp tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
- Chi phí sử dụng phần mềm hợp lí: Việc tùy chỉnh thêm bớt module linh hoạt giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều khi sử dụng phần mềm Odoo vì doanh nghiệp chỉ cần trả phí cho các module tốn phí mà họ sử dụng.
- Hệ thống phân quyền kiểm soát và bảo mật cao: Hệ thống này được Odoo tối ưu và nâng cao giúp doanh nghiệp quản lí và bảo mật thông tin an toàn trong nội bộ doanh nghiệp.
- Hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán khác nhau: Odoo hỗ trợ đa dạng cách thức thanh toán nhằm đảm bảo sự thuận tiện cho khách hàng như thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng, visa,…
Nhược điểm của phần mềm Odoo
- Đòi hỏi kĩ năng lập trình cao: Việc tùy chỉnh module và tạo ra module để phù hợp với doanh nghiệp hoàn tòa phụ thuộc vào khả năng của đội ngũ IT của công ty. Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp không mạnh về mảng này có thể sẽ mất thêm tiền thuê ngoài để hoàn thiện hệ thống quản trị doanh nghiệp.
- Gặp vấn đề trong việc tích hợp phần mềm: Quá nhiều vấn đề trong việc quản trị hệ thống doanh nghiệp vì thế các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tích hợp hay thêm bớt những tính năng nào mới tạo nên hệ thống tối ưu cho doanh nghiệp.
- Khả năng tương thích ngược còn hạn chế: Khi phần mềm phát hành hoặc cập nhật phiên bản mới, các doanh nghiệp phải tự thực hiện hoặc nhờ đến đội ngũ hỗ trợ từ Odoo hây nên nhiều bất cập trong quá trình làm việc.
Tuy còn một vài hạn chế nhưng phần mềm Odoo vẫn là công cụ hỗ trợ quản lí doanh nghiệp được nhiều công ty lựa chọn. Hy vọng bài viết này đem lại nhiều thông tin hữu ích cho các bạn trong việc cân nhắc chọn lựa phần mềm quản trị doanh nghiệp của mình.
>> Xem thêm: